LIÊN HỆ NGAYđể mở rộng quy mô đào tạo & tuyển dụng
Trainizi Training SaaSTrainizi Training SaaS
Kiến thức Đào tạo

Thiết Kế Bài Giảng Với Các Nguyên Tắc Của Microlearning

Ngày đăng
01-05-2024
author
Heath Nguyen

Co-founder & CGO

Trong bối cảnh ngành giáo dục nói chung và đào tạo doanh nghiệp nói riêng, có sự thay đổi phương pháp giảng dạy hướng tới nâng cao trải nghiệm cũng như hiệu quả học tập, và phương pháp này xoay quanh khái niệm microlearning (học tập chia nhỏ). Những nguyên tắc của microlearning thúc đẩy việc cung cấp kiến ​​thức và kỹ năng ở dạng vừa phải, dễ hiểu, giúp tăng cường khả năng ghi nhớ và khuyến khích người học tích cực, chủ động tham gia vào quá trình học tập. Nhận thấy tiềm năng này của microlearning, các tổ chức đang tìm cách ứng dụng các nền tảng microlearning được hỗ trợ bởi AI (trí tuệ nhân tạo) để tạo ra các khóa học phù hợp và có tác động đến học viên. Ngoài ra, sức hấp dẫn của nội dung microlearning được trò chơi hóa (gamification) với mức độ tương tác cao hơn đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang phương pháp đào tạo kiểu mới này. Khi phương pháp truyền thống đang trở nên kém hiệu quả, tìm hiểu các nguyên tắc cốt lõi của microlearning là chìa khóa để thiết kế khóa học một cách tốt hơn.

Nguyên Tắc Chính Của Microlearning Trong Thiết Kế Khóa Học

Khi thiết kế khóa học, áp dụng các nguyên tắc của microlearning mang lại cách tiếp cận mới với nhiều kết quả đáng kinh ngạc. Quá trình chuyển đổi này được củng cố bởi hai nguyên tắc chính: Thiết kế chương trình giảng dạy dưới dạng mô-đun và cung cấp tài liệu học tập có tính tương tác/thu hút.

Thiết Kế Chương Trình Giảng Dạy Dưới Dạng Mô-Đun

Với nguyên tắc cơ bản đầu tiên, cần phải chuyển đổi từ các khóa học truyền thống, dài dòng sang một cấu trúc ngắn gọn, hợp lý và hiệu quả hơn. 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tập trung có xu hướng giảm xuống chỉ sau 20 phút khi học bằng phương pháp truyền thống. Khi thiết kế chương trình giảng dạy dưới dạng mô-đun, nội dung học được chia nhỏ với kích thước vừa phải và dễ quản lý. Ví dụ: một khóa học sinh học kéo dài một học kỳ có thể được chia thành các mô-đun ngắn gọn tập trung vào các chủ đề riêng biệt như sinh học tế bào, di truyền và sinh thái. Mỗi mô-đun có thể được điều chỉnh cho phù hợp với một mục tiêu học tập cụ thể, cho phép người học đi sâu vào từng nội dung học mà không cảm thấy choáng ngợp. 

Cách tiếp cận này khuyến khích sự chủ động và tích cực tham gia của người học, bằng cách cho phép họ thiết lập tốc độ học của riêng mình, phát triển cảm giác thành tựu mỗi khi họ hoàn thành một mô-đun microlearning. Hơn nữa, hình thức học tập này giúp tăng cường đáng kể khả năng ghi nhớ thông tin, vì người học có thể tiếp thu và xem lại nội dung nhiều lần.

Cung Cấp Tài Liệu Học Tập Có Tính Tương Tác/Gắn Kết

Các khóa học truyền thống thường dựa vào tài liệu tĩnh, nhưng microlearning khuyến khích cách tiếp cận sinh động hơn và mang tính tương tác hơn. Những tài liệu học tập này bao gồm nhiều yếu tố đa dạng, từ nội dung đa phương tiện đến trò chơi điện tử.

Nguyên tắc chính của microlearning trong thiết kế khóa học

Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào một ví dụ cụ thể. Hãy tưởng tượng một chương trình đào tạo dành cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, tập trung vào quá trình chẩn đoán cho bệnh nhân. Thông thường, chương trình này có thể bao gồm các tài liệu đọc mở rộng và một số bài kiểm tra lý thuyết. Tuy nhiên, khi áp dụng các nguyên tắc của microlearning, nó sẽ mang một định dạng hoàn toàn khác. Với microlearning, khóa học này tích hợp các yếu tố đa phương tiện như mô phỏng 3D trường hợp tương tác với bệnh nhân. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ thực hành trong các tình huống giống như thật, từ đó họ phải chẩn đoán bệnh và kê đơn điều trị. Ngoài ra, các chuyên gia cũng có thể thi với các đồng nghiệp trong các thử thách chẩn đoán được trò chơi hóa.

Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Công nghệ Giáo dục & Xã hội, việc đưa các yếu tố trò chơi hoá vào tài liệu học đã mang lại những cải thiện đáng chú ý trong quá trình học tập và hoàn thành bài tập của học sinh. Hơn nữa, việc đưa nội dung đa phương tiện vào, chẳng hạn như đồ họa thông tin, podcast và video, không chỉ đa dạng hóa trải nghiệm học tập mà còn đáp ứng nhiều cách học khác nhau, thúc đẩy một môi trường giáo dục toàn diện, tích cực và chủ động. Tích hợp các yếu tố tương tác trong thiết kế khóa học giúp phát triển bầu không khí học tập năng động, giúp người học tiếp thu và áp dụng kiến ​​thức một cách hiệu quả.

Điều Chỉnh Trải Nghiệm Học Với Các Nguyên Tắc Của Microlearning

Sự Phù Hợp Và Cá Nhân Hóa 

Điều chỉnh trải nghiệm học với các nguyên tắc của microlearning

Trong ngành giáo dục và đào tạo hiện nay, tầm quan trọng của các nguyên tắc microlearning trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Sự phù hợp và cá nhân hóa, hai trụ cột chính của phương pháp này, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh trải nghiệm học tập. Việc điều chỉnh trải nghiệm khóa học để đáp ứng nhu cầu của từng người học chưa bao giờ quan trọng đến thế. Microlearning vượt xa mô hình học truyền thống và nó hướng đến sự đa dạng trong cách học tập và sở thích của từng người. Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Quốc tế về Công nghệ Giảng dạy và Học tập nhấn mạnh tác động của việc học tập cá nhân hóa, chỉ ra rằng phương pháp này giúp nâng cao động lực học và sự tham gia vào bài giảng của học sinh, từ đó giúp nâng cao kết quả học tập. 

Khả Năng Truy Cập Trên Các Nền Tảng

Microlearning tạo ra các khóa học có thể truy cập được trên nhiều nền tảng. Thời đại kỹ thuật số đã mở ra một kỷ nguyên mới, nơi việc học tập có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Cho dù đó là điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay hay máy tính để bàn, tài liệu học có thể được truy cập dễ dàng trên nhiều thiết bị và nền tảng. Nghiên cứu của Teachfloor chứng thực những ưu điểm của phương pháp này và tiết lộ rằng các khóa học trực tuyến có tỷ lệ hoàn thành cao hơn đáng kể, từ 12% đến 15%, trái ngược với tỷ lệ hoàn thành 4% đến 9% của các lớp học truyền thống. 

Tính linh hoạt mà phương pháp tiếp cận này mang lại phản ánh bối cảnh giáo dục đang phát triển và kỳ vọng của người học hiện đại. Giờ đây, họ tìm kiếm những trải nghiệm học tập linh hoạt, phù hợp với lối sống của họ, đảm bảo việc tiếp thu kiến ​​thức liền mạch và hiệu quả. Do đó, việc tích hợp các tính năng thân thiện với thiết bị di động và truy cập ngoại tuyến là điều tối quan trọng.

Áp Dụng Các Cơ Chế Đánh Giá Và Phản Hồi Hiệu Quả

Quá trình thiết kế khóa học dựa trên nguyên tắc microlearning không kết thúc ở nội dung và khả năng tiếp cận. Nó mở rộng sang cả bước đánh giá liên tục, theo dõi tiến độ và phản hồi. Việc đánh giá thường xuyên và theo dõi hiệu suất theo thời gian thực đã trở thành các công cụ giúp nâng cao trải nghiệm học tập và thúc đẩy hiệu quả của khóa học.

Áp dụng các cơ chế đánh giá và phản hồi hiệu quả

Đánh giá nên là một hoạt động thường xuyên, giúp biết được khả năng ghi nhớ kiến ​​thức và áp dụng nội dung khóa học của người học. Nguyên tắc microlearning khuyến khích việc kết hợp các đánh giá nhỏ trong suốt quá trình học tập, thường tập trung vào các mô-đun hoặc chủ đề cụ thể. Những đánh giá này đóng vai trò là điểm kiểm tra quan trọng, đảm bảo rằng người học nắm bắt được kiến thức hiện tại trước khi tiến xa hơn. 

Có hai lợi ích của việc đánh giá liên tục như vậy:

  • Phát triển khả năng ghi nhớ thông tin bằng cách nhắc nhở người học xem lại và áp dụng những gì họ đã học. 
  • Xác định những lĩnh vực mà người học có thể cần hỗ trợ thêm, cho phép can thiệp kịp thời để giải quyết khó khăn.

Tuy nhiên, đánh giá liên tục sẽ không phát huy hết tiềm năng nếu không tích hợp phản hồi theo thời gian thực và theo dõi hiệu suất. Các phương pháp đánh giá truyền thống thường có phản hồi chậm, khiến người học không phát hiện được những lỗi sai của mình và tạo những khoảng trống trong kiến thức trong thời gian dài. Ngược lại, nguyên tắc microlearning nhấn mạnh tầm quan trọng của phản hồi tức thời. Khi người học thử thách bản thân với các câu đố hoặc các hoạt động tương tác, họ sẽ nhận được phản hồi ngay lập tức về hiệu suất của mình. Điều này không chỉ mang lại cảm giác hoàn thành mà còn cho phép sửa lỗi ngay lập tức.

Có nhiều nghiên cứu nhấn mạnh những lợi ích của phản hồi theo thời gian thực trong việc nâng cao kết quả học tập. Các nghiên cứu này cho rằng học sinh học tập hiệu quả hơn khi họ nhận được phản hồi ngay lập tức, trái ngược với phản hồi chậm trễ. Hơn nữa, nghiên cứu lưu ý rằng việc áp dụng những phản hồi như vậy sẽ thúc đẩy người học kiên trì và trở nên xuất sắc hơn trong học tập.

Áp dụng các nguyên tắc microlearning trong thiết kế khóa học mang đến một lộ trình học hấp dẫn và trải nghiệm học năng động, hướng đến nâng cao kết quả học. Người học được hưởng lợi từ nội dung microlearning tương tác, dễ tiếp cận và có kích thước vừa phải, trong khi các nhà giáo dục có được các công cụ để theo dõi tiến độ và thúc đẩy học viên tham gia. Để khai thác toàn bộ tiềm năng của microlearning, chúng tôi mời các nhà giáo dục, giảng viên và giáo viên khám phá các giải pháp mới của Trainizi. Nền tảng microlearning của chúng tôi cho phép bạn tích hợp liền mạch nguyên tắc microlearning vào chương trình đào tạo và giáo dục của mình, tối ưu hóa trải nghiệm học tập và đạt được kết quả đáng chú ý. Hãy tham gia cùng chúng tôi trong việc định hình tương lai của ngành giáo dục thông qua tiềm năng của microlearning được trò chơi hóa

Tham gia cùng Trainizi hôm nay để nâng tầm năng lực & cuộc sống cho lực lượng lao động không-bàn-giấy toàn cầu
102,268
Nhà tuyển dụng đang tìm kiếm phương án đào tạo và tuyển dụng số lượng lớn?