LIÊN HỆ NGAYđể mở rộng quy mô đào tạo & tuyển dụng
Trainizi Training SaaSTrainizi Training SaaS
Kiến thức Đào tạo

Tư duy thiết kế trong đào tạo và phát triển nhân lực.

Ngày đăng
04-09-2023
author
Heath Nguyen

Co-founder & CGO

Tư duy thiết kế (design thinking) thường được biết đến là đặc điểm riêng có của những người làm thiết kế, bởi đây là lối tư duy và hướng suy nghĩ mà nhà thiết kế sử dụng để tạo ra những kế hoạch và bản thiết kế đầy tính sáng tạo. 

Tuy nhiên, sự thật là tư duy thiết kế (design thinking) có thể được áp dụng ở mọi ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, trong đào tạo và phát triển nhân lực, tư duy thiết kế là một hướng tư duy mới mẻ và hiệu quả, nhằm giúp nhà đào tạo tạo ra một chiến lược đào tạo thông minh và hiệu quả. 

Vậy tại sao người làm đào tạo lại cần tư duy thiết kế (design thinking)? Và quan trọng hơn, tư duy thiết kế là gì và làm thế nào nó giúp ích cho nhà đào tạo trong công việc hàng ngày? Bài viết blog này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên. 

Khái niệm về tư duy thiết kế (design thinking)

Tư duy thiết kế (design thinking) đã được ứng dụng từ hàng thế kỷ trước, và có thể còn lâu hơn thế. Tuy nhiên lối tư duy này được bàn luận sôi nổi và ứng dụng rộng rãi trong thế giới hiện đại sau khi Tim Brown - CEO kiêm Chủ tịch của công ty thiết kế IDEO - lý giải về nó trên tạp chí Harvard Business Review.

Tư duy thiết kế (design thinking) là một cách tư duy và hướng tiếp cận với mục đích tìm kiếm các giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề. Tư duy thiết kế (design thinking) khác biệt với lối tư thông thường bởi nó tập trung vào việc đưa ra giải pháp mới mẻ và tập trung vào người học thay vì tập trung vào vấn đề. 

Bản chất của tư duy thiết kế là tập trung vào con người và ở đây là người học cụ thể. Điều này liên quan đến việc đòi hỏi người đào tạo việc đặt ra các câu hỏi như 'Đối tượng của đào tạo là ai?' và 'Chiến lược đào tạo này sẽ ảnh hưởng thế nào đối với người được đào tạo?'

Ví dụ, nếu một nhóm nhân viên gặp khó khăn khi chuyển từ làm việc trực tiếp sang làm việc từ xa, do vậy năng suất làm việc của họ suy giảm, phương pháp tư duy thiết kế sẽ thúc đẩy người đào tạo xem xét cách tăng cường sự tham gia của nhân viên thay vì tập trung vào vấn đề (giảm năng suất).

Bước đầu tiên, và có lẽ là quan trọng nhất, của việc ứng dụng tư duy thiết kế là xây dựng sự cảm thông với người học. Bằng cách hiểu rõ người bị ảnh hưởng bởi vấn đề (nhân học), người đào tạo có thể tìm ra một giải pháp tổng thể, toàn diện hơn. Ngoài lòng thông cảm, tư duy thiết kế tập trung vào việc quan sát tương tác với chiến lược đào tạo và các buổi đào tạo, rút ra kết luận dựa trên nghiên cứu và đảm bảo người học vẫn là trung tâm trong các bước đào tạo cuối cùng.

4 Giai đoạn của tư duy thiết kế (Design thinking)

Vậy, tư duy thiết kế bao gồm những giai đoạn nào? 

Hiện tại, có rất nhiều mô hình về tư duy thiết kế, từ 3 giai đoạn cho đến 7 giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, theo Giám đốc Trường kinh doanh Harvard (Harvard Business School) - bà Srikant Datar, tư duy thiết kế được xây dựng dựa theo khung tư duy đổi mới gồm 4 giai đoạn, bắt đầu từ việc tư duy cụ thể đến tư duy trừu tượng và lặp lại quá trình. 

Khung tư duy này cân bằng giữa tư duy trừu tượng và tư duy cụ thể bởi tư duy trừu tượng tăng khả năng người học nghĩ ra một ý tưởng mới lạ, nhưng điều quan trọng là gắn kết những ý tưởng trừu tượng này với tư duy cụ thể để đảm bảo giải pháp cuối cùng có giá trị, thực tế và hữu ích.

Giai đoạn 1: Làm rõ (Clarify)

Giai đoạn đầu tiên xoay quanh việc thu hẹp phạm vi của quy trình tư duy thiết kế. Điều này liên quan đến việc giúp người học xác định đúng vấn đề thông qua quan sát và phản tư. Người đào tạo cần chú ý người học loại bỏ bất kỳ giả định hoặc thiên kiến trong quá trình quan sát.

Khi dữ liệu từ các quan sát được thu thập, bước tiếp theo là xây dựng bối cảnh để hiểu sâu thông tin và kiến thức có được. Đây là nơi người đào tạo giúp học viên có thể tiến vào việc trừu tượng hóa bằng cách xác định lại vấn đề dưới dạng một mệnh đề hoặc câu hỏi. 

Giai đoạn 2: Hình thành ý tưởng (Ideate)

Sau khi mệnh đề hoặc câu hỏi đã được hình thành - chưa chắc đã hoàn thiện - bước tiếp theo là hình thành ý tưởng. Người đào tạo có thể hướng người học sử dụng tư duy sáng tạo hệ thống (System Inventive Thinking) ở giai đoạn này để tạo ra những ý tưởng mới cho các vấn đề ở giai đoạn 1. Luôn nhắc nhở người học tránh những giải định và thiên kiến khi hình thành ý tưởng.

Giai đoạn 3: Phát triển (Develop)

Trong giai đoạn thứ ba, người học phát triển khái niệm bằng các đánh giá một loạt các giải pháp có thể. Quá trình đánh giá này được lặp đi lặp lại để tạo nguyên mẫu, kiểm tra và thử nghiệm. Qua đó, người học tự trả lời các câu hỏi quan trọng về tính khả thi của từng khái niệm.

Hãy nhớ rằng, giai đoạn này không phải về sự hoàn thiện, mà thay vào đó, là về việc thử nghiệm các ý tưởng khác nhau và xem xét đến tính khả thi của từng ý tưởng.

Giai đoạn 4: Thực thi (Implement)

Giai đoạn thứ tư và cuối cùng - thực thi - bắt đầu bằng việc kiểm tra, suy ngẫm về kết quả, lặp lại và tiếp tục kiểm tra. Điều này có thể đòi hỏi người học phải lặp lại nhiều lần giai đoạn trước và tinh chỉnh cho đến khi tìm ra một giải pháp thành công. Trong giai đoạn này, người đào tạo cần chia sẻ kết quả với các bên liên quan và suy ngẫm về các chiến lược đào tạo được triển khai trong cả quy trình tư duy thiết kế. 

Tại sao tư duy thiết kế lại quan trọng trong đào tạo và phát triển nhân lực?

Thúc đẩy tư duy phản biện

Không chỉ giúp người học tư duy và nghĩ ra các giải pháp sáng tạo thông qua 4 giai đoạn của quy trình tư duy thiết kế, loại tư duy này còn thúc đẩy tư duy phản biện của người đào tạo trong bối cảnh xây dựng chiến lược đào tạo và các khóa đào tạo.

Tư duy thiết kế khuyến khích người đào tạo đặt ra các câu hỏi, thách thức các giả định và xác định lại vấn đề từ góc nhìn của người học. Bên cạnh đó, người đào tạo khi ứng dụng tư duy thiết kế sẽ liên tục thử nghiệm, phát triển và cải thiện chiến lược thông qua phản hồi, đánh giá của người học. 

Phát triển các kỹ năng mềm như sự cộng tác, giao tiếp, sáng kiến và khả năng thích ứng

Sự cộng tác

Ứng dụng tư duy thiết kế đòi hỏi người đào tạo và người học cộng tác chặt chẽ, bởi mỗi người có thể đóng góp các góc nhìn, kiến thức và kinh nghiệm khác nhau để giải quyết vấn đề. 

Sự cộng tác giúp tăng cường khả năng học hỏi, chia sẻ và tôn trọng lẫn nhau, cũng như tạo ra các ý tưởng phong phú và đa dạng hơn. Trong thời đại số hóa và toàn cầu hóa, sự cộng tác là một kỹ năng mềm quan trọng, bởi vì nguồn nhân lực phải làm việc với nhiều đối tác khác nhau, từ nhiều nền văn hóa và lĩnh vực khác nhau.

Giao tiếp

Tư duy thiết kế là một quá trình yêu cầu sự giao tiếp hiệu quả giữa người đào tạo với người học, giữa người học và người học, và giữa các bên liên quan vì mục tiêu của tư duy thiết kế là tạo ra các giải pháp đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ. 

Sáng kiến

Bên cạnh đó, việc đưa ra các ý tưởng mới qua ứng dụng tư duy thiết kế là một quá trình đòi hỏi sự sáng kiến. Sự sáng kiến giúp người đào tạo và người học khơi gợi và phát triển khả năng tưởng tượng, suy nghĩ sáng tạo và thử nghiệm các giả thuyết.

Khả năng thích ứng

Tư duy thiết kế là giúp người học rèn luyện khả năng thích ứng với các thay đổi. Ứng dụng tư duy thiết kế, người đào tạo và người học luôn phải liên tục cải tiến và hoàn thiện các giải pháp, tìm ra hướng đi tốt nhất để giải quyết vấn đề. 

Nâng cao sự đồng cảm

Điểm nhấn của tư duy thiết kế nằm ở việc lấy con người làm trung tâm. Do vậy, tư duy thiết kế khuyến khích người đào tạo đặt mình vào vị trí của người học, quan sát và lắng nghe họ một cách chân thành và chuyên nghiệp. Điều này giúp người đào tạo có thể hiểu được những vấn đề, khó khăn và mong ước của người học, cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi và quyết định của họ, qua đó, xây dựng được một chiến lược đào tạo toàn diện. 

Ngoài ta, ứng dụng tư duy thiết kế trong đào tạo yêu cầu người đào tạo sử dụng các công cụ và phương pháp để thu thập, phân tích và tổng hợp dữ liệu từ người học, như quan sát, khảo sát, v.v. Điều này giúp người đào tạo có thể xây dựng một bức tranh toàn diện và chi tiết về người học, từ đó xây dựng khung đào tạo cá nhân hóa và phù hợp với từng nhóm người, 

Thông qua tư duy thiết kế, người đào tạo cần liên tục thử nghiệm và lấy phản hồi từ người học về các khóa đào tạo nhằm kiểm nghiệm và cải tiến lộ trình đào tạo theo ý kiến của học, đảm bảo rằng lộ trình đó giúp ích trong sự phát triển toàn diện của người học.

Kết luận

Ứng dụng tư duy thiết kết trong đào tạo và phát triển nhân lực đồng nghĩa với việc người đào tạo cần phát triển người học theo nhu cầu. Như vậy, người đào tạo có thể đảm bảo rằng các kiến thức và kỹ năng được học trong quá trình đào tạo được áp dụng linh hoạt và duy trì lâu dài. 

Các chuyên gia đào tạo và phát triển nhân lực hiểu rằng học hỏi và phát triển không ngừng là chìa khóa cho một sự nghiệp thành công. Thông qua lối tư duy thiết kế, người đào tạo cần theo dõi quá trình học tập của người học, phân tích điểm mạnh và điểm yếu của họ để tạo ra các kế hoạch đào tạo hiệu quả và năng suất. Đồng thời, người học cũng cần ứng dụng lối tư duy này trong việc giải quyết các vấn đề, đem đến những giải pháp sáng tạo và đổi mới.

Tham gia cùng Trainizi hôm nay để nâng tầm năng lực & cuộc sống cho lực lượng lao động không-bàn-giấy toàn cầu
102,268
Nhà tuyển dụng đang tìm kiếm phương án đào tạo và tuyển dụng số lượng lớn?