Trong bài viết này, hãy cùng nền tảng trò chơi hóa iZi Community khám phá khái niệm về trò chơi hóa trong giáo dục. Chúng ta cũng sẽ thảo luận về một số ví dụ về trò chơi hóa (game hóa) và các kỹ thuật học tập liên quan.
Khi nói đến việc học, tập trung toàn tâm có thể cải thiện đáng kể trải nghiệm của bạn. Trò chơi hóa (gamification) là một trong những kỹ thuật hàng đầu giúp trải nghiệm học tập ở bất kỳ cấp độ nào trở nên thú vị, vui vẻ, và hiệu quả hơn.
Trò chơi hóa (gamification) là gì?
Hãy bắt đầu với định nghĩa về trò chơi hóa (gamification): một chiến lược triển khai các yếu tố giống trò chơi vào các hoạt động không phải trò chơi để tăng cường tính tương tác và động lực.
Trò chơi điện tử (game) được tạo ra với mục đích thu hút và tạo ra trải nghiệm giải trí cho người chơi. Không có gì lạ khi bạn thấy mình hoàn toàn đắm chìm trong một trò chơi điện tử và cảm thấy rằng thêm một level nữa là không bao giờ đủ.
Nhưng điều gì khiến chúng ta dễ bị cuốn vào trò chơi đến như vậy? Trò chơi điện tử có liên quan đến việc sản xuất dopamine, thường được mệnh danh là chất hóa học tạo cảm giác dễ chịu, có thể dẫn đến chứng nghiện trò chơi.
Nguyên do chính là do các trò chơi sử dụng các tính năng như điểm, bảng xếp hạng và danh hiệu để khuyến khích người chơi tiếp tục đầu tư (thời gian, nỗ lực, và tiền bạc) cho chúng. Phương pháp trò chơi hóa triển khai các tính năng tương tự nhưng với mục đích ứng dụng vào các hoạt động khác, chẳng hạn như môi trường học tập.
Động lực nội sinh (intrinsic motivation)
Các kỹ thuật trò chơi hóa (game hóa) được thiết kế để khuyến khích sự hình thành động lực nội sinh - mong muốn làm điều gì đó bởi vì bạn thực sự quan tâm đến nhiệm vụ đó. Loại động lực này sẽ khiến người học thực sự yêu thích các chủ đề họ đang học.
Đối nghịch với khái niệm này là động lực ngoại sinh (extrinsic motivation) - mong muốn làm điều gì đó dựa trên các phần thưởng hoặc yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như thầy cô, cha mẹ hoặc bất kỳ ai đó nói rằng bạn cần thực hiện nhiệm vụ nào đó, hoặc một phần thưởng về mặt tài chính. Mặc dù hầu hết người học sẽ có sự kết hợp cân bằng của cả hai loại động lực, nhưng điều quan trọng là người học không nên dựa nhiều hơn vào động lực ngoại sinh.
Nếu người học chỉ có động lực ngoại sinh, lý do họ thực hiện các nhiệm vụ học tập sẽ không thực sự gắn liền với mong muốn cá nhân và từ đó không đạt được chất lượng cao nhất. Thầy cô và các nhà giáo dục nên giúp người học cảm nhận được bản chất đầy niềm vui của việc học, và việc ứng dụng các yếu tố trò chơi vào lớp học có thể giúp họ làm được điều đó.
Làm thế nào trò chơi hóa có thể mang lại lợi ích giáo dục?
Ứng dụng các yếu tố thú vị và bổ ích vào việc dạy và học có khả năng thay đổi hoàn toàn trải nghiệm học tập của chúng ta. Vì vậy, làm thế nào chúng ta có thể sử dụng game hóa để mang lại lợi ích cho giáo dục?
Nhiều người trong chúng ta đã quen với cảm giác vui-vẻ-mỳ-ăn-liền mà mạng xã hội, các ứng dụng và game đem lại. Với việc phụ thuộc vào sự giải phóng dopamine mà chúng ta đã quen với những thói quen không lành mạnh, có thể khó tập trung vào một hoạt động hiệu quả.
Điều này đặc biệt đúng với thế hệ trẻ, những người có xu hướng dành nhiều thời gian hơn trên internet. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 55% Gen Z sử dụng điện thoại hơn 5 giờ mỗi ngày.
Bằng cách sử dụng phương pháp học tập qua trò chơi hóa, chúng ta có thể khắc phục những thói quen xấu gây nghiện và điều chỉnh hành vi giúp người học tìm kiếm niềm vui ngay trong chính hoạt động học tập của họ - thay vì tìm đến những sự xao nhãng ngoài luồng khác.
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những người học thông qua các phương pháp giáo dục được trò chơi hóa đạt điểm cao hơn những người không học. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng game hóa cải thiện kết quả học tập một cách đáng kể.
Động lực
Việc giới thiệu các thông tin về tiến độ và thăng tiến cấp bậc cực kỳ mang tính khích lệ đối với người học. Thúc đẩy bản thân trong việc học trở nên dễ dàng hơn nhiều nếu bạn có một mục tiêu thực tế, có thể đạt được. Thay vì đặt ra một mục tiêu lớn để hướng tới (điều này có thể gây khó khăn), trò chơi hóa khuyến khích từng chiến thắng nhỏ giúp thúc đẩy người học.
Gamification trong giáo dục cũng rất tốt cho việc học tập xã hội, bản thân nó có thể là một động lực rất lớn. Những ứng dụng và trang web giống như nền tảng trò chơi hóa iZi Community cung cấp cho bạn tùy chọn liên kết với bạn bè và cạnh tranh điểm số của họ, thách thức bạn học hỏi nhiều nhất.
Vui học
Gamification tạo ra trải nghiệm chơi-mà-học thú vị với một mục tiêu để hướng tới, hoặc một cấp độ mới để đạt được có thể thúc đẩy bạn học tập chăm chỉ hơn.
Nếu trải nghiệm học mô phỏng gần giống như trải nghiệm chơi một game thực sự, thử thách để đạt được cấp độ hoặc mục tiêu mới đó sẽ cực kỳ thú vị. Game hóa có thể thay đổi suy nghĩ coi việc học là một việc đáng chán ghét thành một điều thú vị đáng mong đợi.
Các nhà giáo dục không ngừng tìm kiếm các phương pháp để thu hút người trẻ học tập tích cực hơn. Tất nhiên, có những khía cạnh kỹ thuật số để giảng dạy và các phương pháp tiếp cận hiện đại hơn. Tuy nhiên, Gen Z chơi rất nhiều trò chơi để giải trí ngoài giờ học. Việc kết hợp những gì các trẻ biết và cảm thấy quen thuộc hàng ngày vào môi trường học tập là điều tất yếu sẽ đem lại thành công.
Kiểm soát và khuyến khích
Tài liệu, bài giảng, nội dung học tập được trò chơi hóa có thể khiến người học cảm thấy kiểm soát và theo dõi tốt hơn việc học của chính họ. Với các yếu tố thúc đẩy như hệ thống điểm và cấp độ, học sinh có phương tiện để hướng tới mục tiêu của mình theo cách mà họ hiểu và thích thú.
Học tập qua trò chơi hóa không chỉ khuyến khích người học cảm thấy như thể họ đang chủ động hoàn toàn trong việc học mà còn khuyến khích họ thử lại sau thất bại. Trong các mô hình giáo dục cổ điển, học sinh có thể mất động lực nếu họ không hoàn thành một nhiệm vụ hoặc không đạt được điểm mong muốn.
Thay vì có một điểm số hoặc kết quả mong đợi mà một người học có thể trượt hoặc không đạt được, hệ thống tích điểm (points) khuyến khích xây dựng cấp độ - một cách tiếp cận tích cực hơn nhiều và tạo ra một nền văn hóa lớp học mang tính tương hỗ nhiều hơn. Bản chất thú vị của mô hình trò chơi hóa có thể giúp học sinh dễ dàng hình dung ra cách thử lại và đạt được mục tiêu của mình.
Nếu bạn đã thấy được những lợi ích của trò chơi hóa trong giáo dục, hãy bắt tay ngay vào tạo hoặc chơi thử 01 game trên nền tảng trò chơi hóa iZi Community, hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để tham khảo dịch vụ trò chơi hóa nội dung giáo dục có sẵn của bạn.
Nguồn: FutureLearn